Bạn sẽ đọc khoảng: 3 phút

Trong thế giới đầy biến động ngày nay, thiết kế tổ chức là một hoạt động liên tục, và cũng là một thách thức dành cho tất cả các nhà quản lý, cho dù đang quản lý một doanh nghiệp toàn cầu hay một đội nhóm cực nhỏ. 

Tác giả: Richard M. BurtonBørge – ObelDorthe Døjbak Håko
Dịch giả: Mai Chí Trung
Nhà xuất bản: NXB Tổng hợp Tp.HCM
Công ty phát hành: PACE

Ấn bản thứ ba này của “Thiết kế tổ chức” sẽ cung cấp cho bạn một hướng dẫn chi tiết “từng bước một” cho việc thiết kế một tổ chức, từ chẩn đoán, đến thiết kế và tiến hành. Nó trình bày đầy đủ về các khía cạnh chính của thiết kế tổ chức, bao gồm mục tiêu, chiến lược, quy trình, con người, sự phối hợp, kiểm soát, và đãi ngộ. Đi theo một mô hình kim cương (diamond model) mới mẻ và đã được kiểm chứng toàn diện trong thực tiễn, cuốn sách sẽ dẫn dắt bạn đọc qua một hệ phương pháp tích hợp dành cho việc đánh giá và hoạch định tổ chức. Nó bao gồm một chương mới về dự án quản lý sự thay đổi trong tổ chức ở một cấp độ thiết thực, những nghiên cứu tình huống mới, thảo luận mở rộng về các hình thái tổ chức mới, thiết kế kiến trúc và các hệ thống kiến thức, và các bước thiết thực cho việc tiến hành triển khai và thay đổi.

Toàn cầu hóa, cạnh trạnh toàn cầu, việc giảm bớt quy định quản lý của Chính phủ, rủi ro chính trị, và công nghệ ngày càng tối tân hơn không ngừng thúc đẩy các công ty thiết kế lại tổ chức của mình. Kết quả là sự ra đời của nhiều hình thái thiết kế tổ chức mới: ma trận, học hỏi, module, tế bào, mạng lưới, liên minh, cộng tác, hoặc spaghetti – và nhiều hình thái khác nữa. Các hình thái tổ chức mới này thách thức những cách thức tổ chức cũ về hiệu quả và hiệu suất. Tuy nhiên, những nguyên tắc thiết kế cơ bản vẫn là cơ sở cho tất cả các tổ chức đang vận hành tốt. Các tổ chức vẫn cần có một thiết kế chính thức. Những nguyên tắc cơ bản đó là: Mục tiêu của chúng ta là gì? Những công việc cơ bản là gì? Ai đưa ra quyết định nào? Cơ cấu truyền thông và cơ cấu đãi ngộ là gì?

Có thể thấy rằng thiết kế tổ chức (organizational design) không đơn giản chỉ là việc thiết kế lại sơ đồ tổ chức (organizational chart), mà còn bao gồm nhiều thành phần có quan hệ với nhau (interrelated component). Nhiều nghiên cứu cho thấy thiết kế của một tổ chức nên được dựa trên một bối cảnh cụ thể, và hơn nữa mô tả của bối cảnh này nên mang tính đa chiều, bao gồm cả thành phần cơ cấu (structural component) lẫn thành phần con người (human component). Cùng nhau, các thành phần này sẽ cung cấp cho bạn một phương pháp toàn diện để giải quyết thách thức của việc thiết kế và vận hành tổ chức.

Bài này đã được đọc 776 lần!