Bạn sẽ đọc khoảng: 3 phút

Trong cuốn sách Tôi Đã Làm Giàu Như Thế Đấy!J. Paul Getty đã đưa ra rất nhiều quan điểm ấn tượng về cá tính riêng có của mỗi người, về hình ảnh mà bản thân mỗi người muốn hướng tới chứ không phải buông tay mặc kệ bản thân sa lầy vào những quy chuẩn hà khắc từ phía xã hội.

Tác giả: J. Paul Getty
Dịch giả: Hoài An
Nhà xuất bản: NXB Dân Trí
Công ty phát hành: Alphabooks

Cuốn sách là phương tiện J. Paul Getty mượn lời để kể về cuộc đời, quá trình xây dựng sự nghiệp, đồng thời cũng là phương tiện để ông thể hiện cá tính, quan điểm, suy nghĩ của bản thân về nhiều khía cạnh trong công việc cũng như đời sống riêng tư.

Bản thân Getty xuất thân từ một gia đình có điều kiện về kinh tế khi cha ông là chủ một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dầu mỏ. Nhưng tuy vậy, Getty vẫn có những đường hướng phát triển riêng của mình. Getty bắt tay phát triển sự nghiệp từ sớm, và đến khi 24 tuổi, vào năm 1916, ông đã trở thành một triệu phú. Năm 1957, ở tuổi 65, ông trở thành người giàu có nhất nước Mỹ.

Những luận điểm sâu sắc xuyên suốt Tôi đã làm giàu như thế đấy! được thể hiện dưới 3 khía cạnh:

1. Phong cách cá nhân

Chúng ta thường bị định hình bởi những quy chuẩn để trở thành một công dân, để hòa nhập với cộng đồng. Ví dụ như ai cũng phải đi làm, đi làm có tiền thì mua xe hơi, mua nhà, đến tuổi thì phải lập gia đình, không gây sai sót trong công việc, không được làm cái này, không được làm cái kia… Hãy cứ chỉ tuân thủ khuôn mẫu chuẩn do xã hội xây dựng.

Nhưng với J. Paul Getty, những quy chuẩn này chỉ là thứ sáo rỗng, ông không muốn trở thành một kẻ giáo điều, luôn ái ngại trước ánh nhìn soi xét từ cộng đồng. Sự thành công và thịnh vượng thực chất bắt nguồn từ những điểm khác biệt của mỗi người. Trong cuốn sách, Getty dẫn ra hai ví dụ về sự giàu có và thịnh vượng bắt nguồn từ khác biệt điển hình: Rockefeller và Condrad Hilton. Rockefeller bắt đầu sự nghiệp vào năm 1931 – thời kỳ kinh tế suy thoái trầm trọng, còn Condrad Hilton tiến hành thu mua khách sạn khi toàn thị trường đua nhau bán và ngành bất động sản rơi xuống đáy. Theo J. Paul Getty, khi tất cả mọi người cùng hành động y hệt nhau, đó là thời điểm bạn tạo nên trở thành kẻ nổi loạn, mạnh dạn khẳng định cá tính của riêng mình. Ông khuyên chúng ta nên sống với chính những ý tưởng, với chính niềm tin của bản thân, nếu không chúng ta sẽ cứ chìm nghỉm trong biển người chả bao giờ dám đứng lên đấu tranh cho chính bản thân họ.

2. Giá trị của tính cá thể

Sau khi xác định được phong cách, cá tính của bản thân, bạn cần định hình giá trị, thiết lập những nguyên tắc của bản thân. Vậy nên để xây dựng tiêu chuẩn giá trị của bản thân, điều quan trọng nhất bạn cần làm là lựa chọn từ bỏ điều gì để có thể sống với giá trị của bản thân.

Nếu bạn tìm kiếm sự giàu có, thực sự giàu có, bạn phải đủ năng lực để sống bằng những giá trị của bản thân, bạn phải làm những điều đáng giá với cuộc đời của bạn. Bởi sẽ chẳng có gì nhận lại nếu bạn chỉ chăm chăm cống hiến, chăm chăm sống với những tiêu chuẩn giá trị của người khác chứ không phải giá trị của bản thân.

3. Tìm kiếm mục tiêu cuộc sống

Sống vì mục tiêu vượt ra ngoài giới hạn mong muốn tích lũy cơ đồ, muốn trở nên giàu có. Hãy sống một cuộc đời đáng giá, sống để tích lũy và dành tặng cho thế hệ mai sau.

4. Thách thức luôn song hành cùng cơ hội

Thách thức luôn là một phần không thể thiếu trên bước đường tiến tới thành công. Thách thức không nên né tránh mà bạn phải nhìn nhận rằng không có một môi trường kinh doanh, một chiến lược kinh doanh nào là hoàn hảo, không có thứ gì là hoàn hảo trên đời. Điều tuyệt vời thực sự trong đời là sự đa dạng. Nhờ sự đa dạng, chúng ta mới có thể phát triển tốt hơn, biến nó thành lợi thế của bản thân. Và trong quá trình tìm kiếm sự đa dạng, bạn sẽ nhận thấy con đường đến thành công không bao giờ là con đường nhẹ nhàng, nó có những bước thụt lùi và phát triển nhảy vọt.

Bài này đã được đọc 871 lần!