Bạn sẽ đọc khoảng: 2 phút

Ô châu cận lục là một trong những cuốn địa chí sớm nhất của nước ta viết về vùng đất từ Quảng Bình đến Bắc Quảng Nam ở thế kỷ XVI. Trong Bài tựa sách Ô châu cận lục, Dương Văn An cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: “Đến năm Quý Sửu (1553) về nhà cư tang, nhân đọc khắp tác phẩm, đương thời có hai nho sĩ cùng quê đã chia nhau chép hai tập sách về hai phủ Tân Bình, Triệu Phong… khảo thêm tín  sử, tham bác lời khẩu truyền, chỗ rườm rã thì bỏ bớt, chỗ sơ lược thì bổ sung, gọi tên là Ô châu cận lục, cũng là chỉ muốn để tham khảo cho mình vậy…”.

Tác giả: Dương Văn An
Dịch giả: Trần Đại Vinh
Nhà xuất bản: NXB Khoa Học – Xã Hội
Công ty phát hành: Mai Ha Books

Nói là để tham khảo cho mình nhưng đúng như Dương văn An viết: “Người giở sách đọc xem có thể gợi lên nhiều nếp nghĩ, tiếp xúc nhiều loại mà trưởng thành hơn. Thấy vẻ đẹp của núi sông mới biết rằng địa linh nhân kiệt, xem sản vật tốt tươi, mới rõ vật tốt hay người hay…”

Chính vì thế, Ô châu cận lục được Lê Quý Đôn tham khảo biên soạn sách Phủ Biên tạp lục năm 1776. Sau đó, tư liệu được sử dụng nhiều trong  Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam dư địa chí ước biên và các sách  lịch sử, địa lý khác của Quốc sử quán triều Nguyễn.

Ngày nay, Ô châu cận lục được dùng nhiều trong các công trình khảo cứu, biên soạn địa lý, lịch sử, văn hóa ở những địa phương mà sách đã đề cập đến.

Bài này đã được đọc 653 lần!